Du lịch phố cổ Hội An toàn tập: đi lại, ăn uống, ngủ nghỉ, địa điểm du lịch
Mình may mắn được đi Hội An 3 lần nên trong bài viết này sẽ chia sẻ chút kinh nghiệm bản thân để các bạn có được chuyến du lịch Hội An thật tuyệt vời nhé.
Phố cổ Hội An là một đô thị cổ sầm uất của Việt Nam vào thế kỷ 17, nơi gặp gỡ của nhiều thuyền buôn từ nhiều quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Ý… Phong cách kiến trúc của nhiều ngôi nhà và chùa ở đây có dấu ấn của nhiều nước khác nhau…Phố cổ Hội An may mắn không 2 cuộc chiến tranh tàn phá, vì thế Khi đến Hội An, bạn có thể có cơ hội đến thăm những ngôi nhà cổ bên cạnh sông Thu Bồn. Bắt đầu từ thập niên 1980, những giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội An dần được giới học giả và cả du khách chú ý, khiến nơi đây trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam. Phố cổ Hội An được công nhận là Di sản văn hóa thế giới của UNESCO vào năm 1999.
1. Nên đi du lịch Hội An vào thời gian nào?
Du lịch Hội An vào tháng 2, 3, 4 là khoảng thời gian đẹp nhất, nói chung là tránh những tháng mưa, vì trời mua thì chỉ có ở trong khách sạn chứ đi ngắm cảnh làm sao được :((( Nhưng nếu bạn có kế hoạch đi du lịch kết hợp những nơi khác như Đà Nẵng, Huế thì thời gian nào cũng ok hết, vì Hội An lúc nào cũng đẹp.
Nếu không có thời gian nhiều thì ít nhất cũng phải có 1 buổi tối ở Hội An, vì buổi tối ở Hội An lung linh lắm lắm luôn, còn bạn ngày thì nắng quá nên mình không đi được nhiều, thành ra không thấy có chỗ nào đẹp lắm 😀
Ngoài ra nếu bạn đi vào đúng 14 âm lịch hàng tháng bạn sẽ có dịp được ngắm hoa đăng và những chiếc đèn lồng nhiều màu sắc lung linh trên phố và trên sông, bởi vì vào ngày này toàn thành phố Hội An sẽ tắt điện để bảo vệ môi trường. Bạn cũng có dịp được nghe những bài hát cổ, chơi các trò chơi dân gian và thưởng thức những món ăn hấp dẫn và ngon miệng.
2. Phương tiện tới Hội An
Hội An cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam
Đơn giản và tiết kiểm nhất là bạn có thể đi bằng oto, từ Hà Nội, HCM vào Hội An khoảng 10h đi xe khách, bạn khởi hành khoảng 8h tối thì sáng sớm hôm sau tới nơi, bắt đầu chuyến du lịch của mình.
Nếu có điều kiện hơn thì bạn đi bằng máy bay, nhưng tại Hội An không có sân bay nên các bạn phải bay đến Đà Nẵng. Từ Đà Nẵng đến Hội An khoảng 30km nên các bạn có thể gọi taxi, hoặc tiết kiệm hơn thì đi xe bus (khoảng 20k/vé).
Hanigo mách nhỏ bạn 1 cách miễn phí đi lại từ Đà Nẵng tới Hội An. Có 1 điểm du lịch không nên bỏ qua khi tới Đà Nẵng đó là khu du lịch biển lặn ngắm san hô: Cù lao Chàm.
Bạn tới Đà Nẵng rồi mua tour du lịch đi cù lao Chàm, Hanigo sẽ có xe đưa đón bạn tận sân bay, đưa bạn tới bến Cửa Đại, Hội An để đi cù lao Chàm, chơi cù lao Chàm xong chiều xe đưa bạn về Hội An khám phá phố cổ.
Giá tour cù lao Chàm tại tháng 6-2016 là 450.000, bạn được đi ca-nô cao tốc ra biển, du lịch cù lao Chàm, lặn ngắm san hô, ăn trưa trên cù lao Chàm, xe đưa đón vận chuyển đi lại. Vậy là coi như bạn được đi miễn phí từ Đà Nẵng tới Hội An rồi hehe (giá tour có thể thay đổi tùy thời điểm, bạn liên hệ với Hanigo trước để đặt tour nhé- 0967888122, xem chi tiết về tour tại đây: https://hanigo.com/tour-cu-lao-cham-1-ngay-gia-re.html).
Nói chung Hanigo làm tour giá rẻ nên đã tối ưu các chi phí đi lại, vận chuyển, ăn uống rồi nên tính ra so với bạn tự đi thì có khi còn rẻ hơn. Ví dụ như bạn đi ca-nô cũng đã mất 150k một lượt rồi, chưa tính ăn uống các kiểu nữa,…
Cần tư vấn thêm thì bạn cứ alo cho Hanigo nhé 0967888122
Lan man quá, quay trở lại giới thiệu phố cổ Hội An thôi 😀
3. Khách sạn, Nhà Nghỉ, nơi ngủ nghỉ tại Hội An
Hội An là điểm đến du lịch nổi tiếng nên hệ thống khách sạn và nhà nghỉ từ cao cấp đến bình dân homestay rất nhiều để bạn lựa chọn. Khách sạn cao cấp đảm bảo tiêu chuẩn 3 sao đến 5 sao thì không dễ hết phòng, nhưng các khách sạn, homestay bình dân thì cần đặt trước kẻo không còn chỗ.
Và nếu bạn muốn homestay giá rẻ (giá tầm 70k) thì hãy liên hệ với hanigo để đặt phòng luôn nhé, bạn xem chi tiết tại link này nhé: https://hanigo.com/homestay-gia-re-da-nang.html
4. Những điểm tham quan tại Hội An
+ Phố Cổ Hội An
Đến Hội An thì chắc chắn ai cũng phải vào thăm quan khu phố cổ. Khu phố cổ Hội An nằm trọn trong phường Minh An và nằm dọc 2 bên bờ sông Thu Bồn thơ mộng. Đi bộ qua các con phố bạn sẽ cảm nhận được những nét đặc trưng trong kiến trúc cố đại của nhưng ngôi nhà nơi đây, ít nhiều mang theo phong cách của Nhật Bản và Trung Quốc. Và trong khu phố bạn sẽ nhận thấy hầu hết những cửa hàng ở đây đều bán và may những bộ quần áo dài và những đồ lưu niệm. Lượn 1 vòng và dừng lại một quán hàng rong ven đường ăn một cốc chè và ngắm người qua lại thực sự rất thú vị.
Không những vậy trong khu vực phố cổ có có rất nhiều những ngôi chùa, và đặc biệt là chiếc cầu Nhật Bản dẫn bạn vào khu phố cổ cũng rất đặc biệt. Nếu bạn là một người thích chụp choẹt sẽ rất thích thú nơi đây.
Đến Phố cổ Hội An bạn có thể dành thời gian để thăm quan: Nhà cổ Quân Thắng, Nhà cổ Tấn Ký, Nhà cổ Phùng Hưng… Đây là những nhà cổ được đánh giá là đẹp nhất tại Hội An và còn lưu giữ được gần như nguyên vẹn. Nhưng ngôi nhà cổ này đều có niên đại trên 150 năm đến 200 năm, với nội thất hoàn toàn bằng gỗ và các vật liệu truyền thống, được tạo tác bởi thợ nề, thợ mộc địa phương. Các di sản này vừa mang dáng nét riêng, nhỏ nhắn, thanh thoát, vừa ấm cúng, và thể hiện sự giao lưu giữa các phong cách kiến trúc bản địa với các nước trong khu vực.
+ Đảo Cù Lao Chàm
Như mình giới thiệu ở trên, bạn đi từ Đà Nẵng thì đi cù lao Chàm rồi về Hội An là hợp lí luôn. Tour Cù Lao Chàm
Hòn đảo này là một trong những điểm đến yêu thích nhất của du khách khi tới Hội An. Những nét hoang sơ, nước trong xanh như ngọc bích là điều làm mê mẩn nhiều du khách khi tới đây. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về du lịch đảo Cù Lao Chàm tại đây: https://hanigo.com/du-lich-cu-lao-cham-da-nang.html
+ Chùa Cầu – Biểu tượng của Hội An
Tiếp giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú, Chùa Cầu (hay còn gọi chùa Nhật Bản) là công trình kiến trúc do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 16. Qua thời gian, Chùa Cầu đã qua nhiều lần trùng tu và dần mất đi các yếu tố kiến trúc Nhật Bản, thay vào đó là kiến trúc mang đậm phong cách Việt.
Chùa Cầu có dáng hình chữ Công, mặt cầu bằng ván gỗ cong vòng ở giữa. Chùa Cầu có mái che uốn cong mềm và được chạm trổ nhiều hoạ tiết tinh xảo. Trên cửa chính của Chùa Cầu có chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều (có nghĩa là cầu của những người bạn từ xa đến) tên do chúa Nguyễn Phúc Chu đặt trong một lần viếng thăm Hội An vào năm 1719. Trên sườn cầu có một ngôi miếu nhỏ thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ – thần chuyên trấn trị phong ba, lũ lụt theo tín ngưỡng của người Trung Hoa. Ở hai đầu cầu có đặt hai nhóm tượng khỉ và chó bằng gỗ ngồi chầu. Lai lịch của Chùa Cầu gắn liền với truyền thuyết về con Cù – một loại thuỷ quái có đầu nằm ở Ấn Độ, mình ở Việt Nam và phần đuôi ở tận Nhật Bản và mỗi lần Cù cựa quậy là gây ra lũ lụt, động đất ở những nơi này. Vì vậy, ngoài việc xây cầu để phục vụ giao thông, người xưa còn có hàm ý trấn yểm loài thuỷ quái, giữ cho cuộc sống yên bình.
Chùa Cầu là tài sản vô giá và đã chính thức được chọn là biểu tượng của Hội An.
+ Nhà cổ Quân Thắng (77 Trần Phú, Hội An)
Là một trong những nhà cổ được đánh giá là đẹp nhất Hội An hiện nay. Ngôi nhà có niên đại hơn 150 năm, mang phong cách kiến trúc vùng Hoa Hạ – Trung Hoa. Qua năm tháng, ngôi nhà vẫn được bảo tồn khá nguyên trạng về kiểu dáng kiến trúc và các bài trí nội thất, giúp ta hình dung được phần nào lối sống của các thế hệ chủ nhân, những người thuộc tầng lớp thương gia ở thương cảng Hội An trước đây. Toàn bộ phần kiến trúc và điêu khắc gỗ rất sinh động, tinh tế của ngôi nhà này đều do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng, Hội An thực hiện.
Đây là một trong những điểm tham quan chính trong hành trình khám phá di sản văn hoá thế giới Hội An của du khách.
+ Nhà cổ Tấn Ký (101 Nguyễn Thái Học, Hội An)
Được xây dựng cách đây trên 200 năm, nhà cổ Tấn Ký có kiểu kiến trúc hình ống – đặc trưng của loại nhà phố Hội An, với nội thất chia làm nhiều gian, mỗi gian có chức năng riêng. Mặt tiền nhà là nơi để mở cửa hiệu buôn bán, mặt sau thông với bến sông để làm nơi xuất, nhập hàng hoá. Vật liệu trang trí nội thất ngôi nhà chủ yếu là các loại gỗ quý và được trạm trỗ, điêu khắc rất tinh xảo các hình về giao long, hoa quả, bát bửu, dải lụa… thể hiện sự sung túc của các thế hệ chủ nhân.
Ngày 17 tháng 2 năm 1990, nhà cổ Tấn Ký đã được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia.
+ Nhà cổ Phùng Hưng (04 Nguyễn Thị Minh Khai, Hội An)
Với tuổi thọ hơn 100 năm, nhà cổ Phùng Hưng có kết cấu độc đáo với phần gác cao bằng gỗ và các hành lang rộng bao quanh, thể hiện sự phát triển về kiến trúc và sự giao lưu giữa các phong cách kiến trúc Á Đông tại Hội An trong các thế kỷ trước đây. Ngôi nhà chứa đựng nhiều thông tin về lối sống của tầng lớp các thương nhân ở thương cảng Hội An xưa. Mặc dù cũng được thực hiện bằng chất liệu quý nhưng nhà cổ Phùng Hưng không trạm trổ, điêu khắc cầu kỳ mà được giữ thô một cách cố ý.
Nhà cổ Phùng Hưng được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia vào tháng 6 năm 1993
+ Hội quán Phúc Kiến (46 Trần Phú, Hội An)
Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà Chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa Kiều bang Phúc Kiến, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An. Thông qua cách bài trí thờ phụng các hình nhân: 6 vị tiền hiền (lục tánh), bà mụ, thần tài … hội quán thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người.
Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng Âm lịch), Vía Lục Tánh (16 tháng 2 Âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 Âm lịch) … tại hội quán Phúc Kiến diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia.
Hội quán Phúc Kiến đã được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia ngày 17 tháng 2 năm 1990.
+ Hội quán Triều Châu (157 Nguyễn Duy Hiệu, Hội An)
Hội quán được Hoa Kiều bang Triều Châu xây dựng vào năm 1845 để thờ Phục Ba tướng quân Mã Viện – vị thần giỏi chế ngự sóng gió giúp cho việc đi lại buôn bán trên biển được thuận buồm xuôi gió, đắc lợi.
Hội quán có giá trị đặc biệt về kết cấu kiến trúc với bộ khung gỗ trạm gỗ chạm trổ tinh xảo cùng những hoạ tiết, hương án trang trí bằng gỗ và những tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ tuyệt đẹp.
Hội quán Quảng Đông (17 Trần Phú, Hội An)
Hội quán được Hoa Kiều bang Quảng Đông xây dựng vào năm 1885. Thoạt đầu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền của bang.
Với nghệ thuật sử dụng hài hòa các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực và họa tiết trang trí đã đem lại cho hội quán vẻ đẹp đường bệ, riêng có. Hàng năm, vào ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng Âm lịch), vía Quan Công (24 tháng 6 Âm lịch) tại đây diễn ra lễ hội rất linh đình, thu hút nhiều người tham gia.
Hội quán Ngũ Bang (64 Trần Phú, Hội An)
Hội quán Ngũ Bang còn có tên là hội quán Dương Thương hay Trung Hoa hội quán. Hội quán do các thương khách người Hoa gốc Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông, Hải Nam, Gia Ứng xây dựng vào năm 1741. Đây là nơi thờ Thiên Hậu Ngũ Bang và sinh hoạt đồng hương để giúp nhau làm ăn buôn bán. Hội quán Ngũ Bang mang đậm phong cách kiến trúc Trung Hoa.
Chùa Ông (24 Trần Phú, Hội An)
Chùa Ông được xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 17. Chùa Ông có kiến trúc uy nghi, hoành tráng, tại đây thờ vị tướng tài ba Quan Vân Trường (một biểu tượng về trung – tín – tiết – nghĩa) nên còn có tên gọi là Quan Công Miếu. Chùa Ông đã từng là trung tâm tín ngưỡng của Quảng Nam xưa, đồng thời cũng là nơi các thương nhân thường lưu đến để cam kết trong việc vay nợ, buôn bán, làm ăn và xin xăm cầu may.
Quan âm Phật tự Minh Hương (07 Nguyễn Huệ, Hội An)
Đây là ngôi chùa thờ Phật duy nhất còn lại giữa khu phố cổ. Quan âm Phật tự Hương có kiến trúc và cảnh quan xinh đẹp đồng thời còn lưu giữ gần như nguyên vẹn các tác phẩm điêu khắc gỗ đặc sản do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện. Chùa thờ Phật Quan Thế Âm Bồ Tát và một số chư vị Phật, Bồ Tát khác, vì vậy trong những ngày lễ, ngày rằm thường có rất nhiều người đến khẩn cầu.
Nhà thờ tộc Trần (21 Lê Lợi, Hội An)
Do một vị quan họ Trần xây dựng khoảng đầu thế kỷ 19 theo những nguyên tắc phong thuỷ truyền thống của người Trung Hoa và người Việt. Tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 1500 m2, có nhiều hạng mục: nhà thờ tự ông bà và trưng bày các di vật liên quan đến dòng họ, nhà ở … Đây là nơi tụ họp con cháu vào dịp lễ bái, tri ân tổ tiên và giải quyết những vấn đề trong dòng tộc.
Nhà thờ tộc Trần là một trong những điểm tham quan điểm tham quan được nhiều du khách quan tâm.
Ngoài ra còn khá nhiều điểm du lịch thú vị khác nữa mà bản thân mình còn chưa khám phá hết. Chỉ có đi thực tế các bạn mới khám phá được hết những địa danh mà các bạn sẽ không thấy được qua các bài viết chia sẻ trên mạng.
5. Ăn uống tại Hội An
+ Cơm Gà
Cơm gà Hội An được nấu từ loại gạo thơm, ngon và dẻo đã được đầu bếp lựa chọn rất kỹ. Gà được chế biến từ những loại gà ta còn non và thịt thơm, mềm, không bở.
+ Cao lầu Hội An
Không còn nghi ngờ gì nữa, món Cao Lầu là món ăn gắn liền với Phố cổ Hội An. Và chỉ có ăn Cao Lầu tại đây bạn sẽ cảm nhận được hương vị ngon của Cao Lầu thứ thiệt.
+ Chè Bắp ( chè Ngô)
Buổi chiều và tối đi dạo qua những con phố, bạn sẽ không khó bắt gặp các cô bán hàng rong với đôi quang gánh bán những bát chè rất ngon.
6. Tính cách thú vị của người dân Hội An
Người dân Hội An cực kỳ nồng nhiệt và cởi mở. Đặc biệt, người dân nơi đây tuân thủ nguyên tắc vàng: Không bao giờ cãi nhau trước mặt khách du lịch, chứ đừng nói là cãi nhau với du khách. Hội An cũng là mảnh đất không tệ nạn (ma túy, mại dâm) còn sót lại ít ỏi, có lẽ là khắp toàn cầu. Tới Hội An, bạn không sợ bị mất trộm cắp vì người dân Hội An đặc biệt không lấy của ai bất cứ cái gì. Nhưng nếu tới thăm phố cổ vào đúng những dịp lễ hội thì bạn vẫn nên cẩn thận vì kẻ gian có thể trà trộn từ nơi khác kéo tới.
Du khách nữ có thể sẽ rất hài lòng với chiếc áo dài may ở Hội An bởi đường may khéo léo và tốc độ cực nhanh. Nếu bạn có việc gấp cần rời khỏi Hội An ngay trong ngày, bạn chỉ cần báo với thợ may, lập tức cửa hàng sẽ dừng những việc khác lại và chỉ tập trung may áo cho bạn, với nhiều lần thử áo để đảm bảo mọi chi tiết đều hoàn hảo, đặc biệt hơn là giá tiền công không tăng thêm. Trước khi rời khỏi phố cổ, bạn đã có một chiếc áo đẹp và kỷ niệm đẹp để mang theo.